Khi Sava nói đến sự chữa lành tuyệt vời của thiên nhiên, mình không chỉ đề cập đến cách chúng xoa dịu những tâm hồn mệt mỏi, mà còn là cách thiên nhiên tự chữa lành lấy chính mình. Hôm nay, câu chuyện Sava chia sẻ mang đầy sự tích cực về tầng ozone, “lớp giáp” bảo vệ chúng ta mỗi ngày.
Tầng ozone là làn da của hành tinh xanh, cách mặt đất từ 15 - 20km. Chúng giúp che chắn chúng ta cũng như các sinh vật sống khác khỏi bức xạ cực tím có hại của mặt trời, hay còn được gọi là tia UV. Ngay cả khi dùng lớp kem chống nắng dày cùng mấy lớp áo vải bên ngoài, là vẫn chưa đủ để chống chọi được ánh nắng gắt gao. Thì việc có tầng ozone che chở phía trên, làn da cơ thể chúng mình đã yên tâm được bảo vệ khỏi ung thư da và đục thủy tinh thể.
(Hình chụp bởi Ái Đi Lạc)
Sẽ có nhiều người không biết về tầng ozone, hay vai trò tuyệt vời của chúng đối với sự sống trên Trái Đất đâu. Nhưng Sava tin chắc rằng ai cũng đều đã nghe qua từ “lỗ hổng tầng ozone” rồi đúng không. Nói đơn giản thì lỗ thủng ấy chính là kết quả của việc con người sản xuất ra quá nhiều chất CFC, HCFC. Đặc biệt CFC là chất được sử dụng trong các thiết bị làm lạnh (tủ lạnh, máy điều hòa, v.v), đóng gói thùng xốp. Các khí này khó hòa tan trong không khí, và khi tích tụ quá lâu, chúng sẽ gây tổn thương lên tầng ozone. Kết quả là lỗ hổng ấy ngày càng to ra, tia UV từ Mặt Trời cứ thế chiếu thẳng xuống Trái Đất. Sự suy giảm tầng ozon gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.
Nhưng đây là bài viết tích cực, nên tiếp theo chỉ toàn là tin mừng. Tầng ozone đã và đang dần hồi phục. Tuy tốc độ chậm rãi thôi, nhưng hiện đang có rất nhiều dấu hiệu khả quan, và được dự báo là có thể hàn kín hoàn toàn lỗ thủng ở Nam Cực trong khoảng 43 năm tới (theo https://www.pbs.org/newshour/science/the-ozone-layer-is-slowly-but-surely-healing-the-un-says#:~:text=DENVER%20(AP)%20%E2%80%94%20Earth's%20protective,new%20United%20Nations%20report%20says.) Thiên nhiên có sức hồi phục đáng kinh ngạc, và cộng với sự cộng hưởng từ con người thì tầng ozone mới thực sự có thể dần tốt hơn. Mỗi người chúng ta, nếu có điều kiện, thì cũng có thể góp 1 phần vào việc này bằng cách thay đổi các thiết bị làm lạnh (tủ lạnh, máy điều hòa, v.v) trong nhà sang những dòng sản phẩm mới, không sử dụng gas R-22 (một hợp chất làm lạnh thuộc nhóm HCFC) nữa, vừa tốt cho môi trường, vừa đỡ tốn điện hơn nữa đó.
Ở gần biển mới biết, người dân quen phơi da với nắng và gió, đâu có ai màng tới việc tia UV hại da đâu. Thiên nhiên bày ra trước mắt là để chúng ta tự do vùng vẫy và chậm rãi khám phá. Cùng nhau giữ gìn nha!
Comments